Tiền sử bệnh tim và hàng chục lần phải đổ máu vì những chấn thương trên sân cỏ không thể ngăn nổi tiền vệ người Bồ Đào Nha tỏa sáng.
TIP BONG DA UY TÍN CHẤT LƯỢNG SỐ 1 VIỆT NAM http://tipbongda.tipkeo.com
Cristiano Ronaldo đang là một trong những cầu thủ số 1 thế giới, không chỉ bởi kỹ thuật mà còn bởi thể lực bền bỉ, dẻo dai, tốc độ đi bóng khó ai có thể sánh bằng.
Tuy nhiên, ít ai biết, người hùng sân cỏ ấy từng mang trong mình tiền sử bệnh tim và không ít lần phải cắn răng chịu đựng đau đớn từ những pha chấn thương để có thể đem vinh quang về cho đội bóng.
Tiền sử bệnh tim
Ai từng yêu mến Ronaldo sẽ không thể quên được pha đột quỵ hú hồn của chàng tuyển thủ trẻ 15 tuổi khi còn đang khoác áo CLB Sporting Lisbon. Trong một buổi tập năm 2000, Ronaldo bất ngờ bị ngã gục xuống sân, tay ôm ngực, miệng rên rỉ đau đớn. Quá hốt hoảng, các bác sĩ ngay lập tức kiểm tra và tiến hành trợ tim cho ngôi sao tiềm năng. Cristiano Ronaldo được chẩn đoán mắc bệnh tim.
Ronaldo từng đột quỵ trên sân tập Sporting Lisbon năm 2000. |
“Đó là chuyện thật khó quên. Ronaldo đang chơi cho Lisbon và được xem là ngôi sao mới của làng bóng đá. Đúng lúc đó thì căn bệnh có thể phá huỷ giấc mơ cầu thủ của nó bất ngờ xuất hiện”, mẹ của Ronaldo bồi hồi kể lại.
Nhịp tim của CR7 đập nhanh hơn bình thường ngay cả khi không vận động, chạy nhảy. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm đối với một vận động viên, đặc biệt là một cầu thủ bóng đá. Có thể giấc mơ trở thành một ngôi sao của Ronaldo sẽ chấm dứt từ đây nếu anh không tiến hành phẫu thuật.
Ca phẫu thuật bằng phương pháp bắn tia lazer kéo dài từ sáng tới tối muộn. Thế mà, ngay sáng sớm hôm sau, người ta đã thấy cậu bé da ngăm, mặt lạnh tanh cuốn gói đồ đạc xuất viện ra về. Chưa đầy một tuần, bất chấp những cảnh báo, Ronaldo vẫn tự quay trở lại sân tập. Tình yêu và đam mê trái bóng tròn không cho phép cầu thủ trẻ người Bồ Đào Nha chùn bước trước bệnh tật.
Bất chấp tình hình sức khỏe và căn bệnh quái ác, Ronaldo vẫn kiên trì theo đuổi sự nghiệp bóng đá. 13 năm sau ca phẫu thuật, Ronaldo đang là ngôi sao bóng đá hàng đầu thế giới. Trước CR7, cũng có nhiều cầu thủ tiền sử bệnh tim vẫn gắn bó với nghiệp giày đinh, áo số nhưng không thành công bằng anh như Nwankwo Kanu (Nigeria), Gerald Asamoah (Đức), Shane Long (CH Ai Len) hay Kanu (Arsenal).
Tuy nhiên, người ta vẫn không khỏi ái ngại những pha đột quỵ có thể xảy đến với anh bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi bóng đá đỉnh cao vốn chuộng tốc độ và mật độ thi đấu của CR7 lại kín mít như hiện nay. Có thể nói, Ronaldo đáng đánh cược với chính mạng sống của mình để được tỏa sáng trên sân cỏ.
Bao phen “đổ máu”
Không như nhiều cầu thủ, chỉ một cú va chạm nhẹ cũng đủ để lăn đùng ra ăn vạ, Ronaldo có một sức mạnh thép trên sân cỏ. Người hâm mộ không ít lần xót lòng nhìn thần tượng đau đớn, thậm chí tóe máu sau những pha chấn thương vẫn cắn răng chơi tới cùng, vẫn tỏa sáng và đem về những bàn thắng vinh quang.
Dù chân rớm máu, CR7 vẫn giành cú đúp và đem chiến thắng về cho Real |
Tháng 8/2013, trong một trận siêu kinh điển với Barca, bàn chân trái của Ronaldo thấm đẫm máu sau một pha va chạm mạnh với đối phương. Dù tổn thương khá nặng ở mắt cá chân, CR7 vẫn thi đấu trọn vẹn 90 phút và lập cú đúp, giúp Real giành chiến thắng ấn tượng 3-1 trước kình địch.
Máu chảy đầm đìa, CR7 vẫn cương quyết chỉ rời sân sau khi ghi bàn |
Tháng 11/2012, Ronaldo khiến người hâm mộ hú vía khi “ăn” một cú đánh cùi chỏ mạnh như trời giáng thẳng vào mắt trong trận gặp Levante. Kết quả là chàng tiền vệ Real bị rách mí mắt trái, máu chảy đầm đìa trên khuôn mặt. Bị chấn thương nghiêm trọng là thế, nhưng ngôi sao người Bồ Đào Nha vẫn quyết định trở lại sân sau vài phút được bác sĩ chăm sóc. Với chiếc băng gạc trên mắt, dù thị lực và tầm nhìn có giảm, dù thể lực có phần suy yếu, CR7 cũng quyết phải ghi một bàn thắng vào lưới đối phương trước khi rời sân và đến thẳng… bệnh viện. Chỉ có tinh thần quyết chiến, lòng quả cảm mới có thể giúp anh vượt qua đau đớn để làm được điều phi thường như thế.
Hàng loạt những lần đổ máu trên sân cỏ không ngăn được CR7 tỏa sáng. |
Tháng 10/2012, cái tên Ronaldo một lần nữa được vinh danh khi là người trực tiếp giúp Real chiến thắng Celta Vigo tại La Liga. Nhưng cũng trong trận đấu ấy, tiền vệ người Bồ phải chịu chấn thương đáng sợ với vết rách dài trên ống đồng. Đây là hậu quả sau pha phạm lỗi của một cầu thủ đội bạn.
Năm 2011, Ronaldo kết thúc trận đấu với Dinamo Zagreb tại vòng bảng Champions League trong tình trạng chân phải bị chấn thương. Máu chảy rất nhiều từ vết thương làm ướt đẫm cả tất, nhưng chàng cầu thủ vẫn không hề tỏ ra đau đớn.
Hồi năm 2008, khi còn đang khoác áo MU, CR7 suýt phải nghỉ thi đấu dài hạn bởi chấn thương sau pha đánh đầu tranh bóng với hậu vệ Marco Cassetti của Roma tại tứ kết Champions League.
Cũng tại đúng mắt trái, Ronaldo từng phải hứng cú đánh cùi chỏ của Mirko Vucinic trong trận gặp Roma tại Champions League hồi năm 2007.
Có một điều vô cùng kỳ lạ là càng chấn thương, Ronaldo lại càng “sung” hơn. Nó giống như một chất kích thích đẩy tinh thần thi đấu của CR7 lên cao trào. Vậy điều gì đã khiến Ronaldo có thể vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để tỏa sáng như vậy?
Bởi CR7 vốn sẵn có một thể lực trời phú, cộng thêm tinh thần thi đấu hết mình, sẵn sàng hi sinh bản thân để có thể đem về chiến thắng cho đội nhà. Bỏ qua thói cao ngạo, tự tin thái quá, Ronaldo xứng đáng được vinh danh là cầu thủ số 1 vì anh không chỉ chơi bóng bằng chân mà còn bằng cả khối óc và con tim.