Trong vòng một thập kỉ trở lại đây, có thể nói khó có đội bóng nào đạt được những thành công to lớn và đều đặn như Barcelona. Với 3 chức vô địch và 6 lần liên tiếp vào đến vòng bán kết giải đấu cao quý nhất cấp độ câu lạc bộ ở châu Âu – UEFA Champions League, Barca chứ không ai khác xứng đáng để người ta lưu tên vào sử sách.
TIP BONG DA UY TÍN CHẤT LƯỢNG SỐ 1 VIỆT NAM http://tipbongda.tipkeo.com
Tuy nhiên, bên cạnh những chiến tích lẫy lừng, một câu lạc bộ vĩ đại cần có cái gì đấy “đặc biệt” để người ta yêu mến lâu dài chứ không đơn giản là những chiếc cúp. Với Barca, với người Catalan, họ tự hào về lò đào tạo La Masia và hơn hết là lối đá Tiki-taka trứ danh. Song, ở hai trận đấu liên tiếp gần đây, câu lạc bộ xứ Catalan liên tiếp để thua những đội bóng “nhược tiểu”. Lối chơi Tiki-taka đang bị nghi hoặc trầm trọng. Không ít thì nhiều người ta vẫn đặt vấn đề “Tiki-taka đã đến thời thoái trào?” và “Barca có còn là chính mình nếu thiếu Messi?”
Tiki-taka là…
Bản chất của Tiki-taka là chuyền và chạy. Nói rộng ra là chuyền một chạm và thay phiên nhau di chuyển linh hoạt trên khắp mặt sân. Có một quy định bất thành văn khi triển khai Tiki-taka, đấy là cầu thủ không được giữ bóng quá lâu, đồng thời phải liên tục quan sát và chuyền cho đồng đội gần nhất có thể. Chính vì áp lực phải chuyền liên tục nên thường Barca sẽ có đến hơn 7 cầu thủ có xu hướng tấn công.
![]() |
Messi là người quyết định pha bóng sẽ kết thúc hoặc tiếp tục "chuyền" |
Ấy vậy, Tiki-taka không có nghĩa là chuyền ru ngủ, chuyền chỉ để chuyền. Nó cần một bản lề từ chuyển trạng thái phòng ngự là cầm bóng, sang trạng thái tấn công là chọc khe và dứt điểm. Bản lề ấy của Barca là Xavi và đương nhiên người đóng mở cánh cửa không ai khác ngoài Messi.
Tiki-taka chuyền thật nhiều nhưng luôn xoay quanh một vệ tinh. Vệ tinh ấy sẽ phân phát bóng đến những điểm nóng cần thiết. Hoặc bản thân sẽ tung ra những đường chọc khe không tưởng để hướng đến vị trí của cầu thủ tấn công. Nhiệm vụ của tiền đạo là bằng mọi giá phải ghi bàn. Dứt điểm xấu xí cũng không sao, miễn là đem lại hiệu quả tối đa. Cầm bóng nhiều, có cơ hội không ghi được bàn thắng rất dễ dẫn đến nôn nóng và dính “hồi mã thương”. Thế mới nói tiền đạo trong Tiki-taka là vấn đề sống còn. Rất may cho Barca, hễ Messi ra sân là ghi bàn hoặc chí ít góp công kiến tạo, quấy rối nên họ cũng không lo lắng gì nhiều !
Vì sao Barca khốn đốn khi vắng Messi?
Từ thời Pep Guardiola đến Tito Vilanova hay Martino, cầu thủ đầu tiên có mặt trong đội hình xuất phát đội chủ sân Nou Camp luôn là Lionel Messi. Trừ trường hợp buộc phải xoay vòng hoặc chấn thương, còn lại “siêu nhân” người Argentina này xỏ giày xung trận đều đều. Tài năng của tiền đạo 24 tuổi là điều cả thế giới công nhận. Nhưng hình như Barca đã quen sống dựa vào Messi quá lâu rồi và đôi khi họ chủ quan.
![]() |
Barca nếm thất bại thứ 2 liên tiếp sau khi gục ngã trước Athletic Bilbao |
Vừa qua, Messi dính chấn thương và phải làm bạn với bệnh viện những 6 tuần. Đáng nói hơn, ca chấn thương này nghiêm trọng bởi nó là một dạng tái phát. Trước đấy, Messi cũng chấn thương, vừa bình phục đã vội thi đấu, kết quả là dính “dớp”.
Đương nhiên, khi Messi chấn thương, tiền đạo được các culé kì vọng nhất là thần đồng Neymar. Song, có lẽ vì còn quá trẻ, chưa có kinh nghiệm đối đầu với áp lực, đặt biệt là độ quái để dứt điểm trận đấu nên tịt ngòi vẫn hoàn tịt ngòi. Nhìn hàng công hùng hậu bế tắc trước Ajax hay Bilbao, Martino mới hoảng hồn nhận ra không ai có thể thay thế được Messi trong vai trò ghi bàn chủ lực. Nói cho cùng, dù bóng đá tổng lực, Kick and Run hay Tiki-taka đi nữa thì muốn chiến thắng buộc phải ghi bàn vào lưới đối thủ. Barca thiếu vắng Messi mọi đường bóng trở nên luẩn quẩn khó hiểu. Và Tiki-taka không có tiền đạo sát thủ cũng như trò đá ma vô hại, giết thời không hơn không kém.
Giải pháp nào cho Barca khi vắng Messi?
Ai cũng hiểu một đội bóng muốn chiến thắng trong cuộc chiến dài hơi luôn có phương án dự phòng cho những cầu thủ chủ lực. Barca vô địch C1 năm 2009 thì Messi có sự chia lửa của “sát thủ vòng cấm địa” - báo đen Eto’o. Barca vô địch năm 2011, Messi cũng có sự kể vai sát cánh của Villa ( lúc đấy phong độ vẫn còn cao ). Câu hỏi đặt ra là ai sẽ chia lửa cho Messi trong phần còn lại của mùa giải khi mà thể lực của tất cả các cầu thủ không còn sung mãn như hồi đầu mùa? Hoặc chẳng may, Messi không thể góp mặt trong những trận đấu quan trọng sắp tới thì ông Martino sẽ xoay sở thế nào?
![]() |
HLV Martino đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan |
Phương án khả dĩ nhất là để Cesc Fabregas đá cao nhất trong vai trò tiền đạo ảo. Phương án này là một ý tưởng không tồi. Ta còn nhớ đội tuyển Tây Ban Nha lên ngôi ở Euro 2012 cũng không có một tiền đạo thực thụ nào. Vấn đề nếu Cesc làm mồi nhử thì các đồng đội của anh phải tập trung dứt điểm thật tốt. Có thể Tiki-taka mới có thể phát huy tác dụng. Còn không nếu để bị dẫn bàn trước thì Barca vô cùng bất lợi. Nó có thể đánh sập cả một hệ thống đang vận hành trơn tru trước đó.
Phương án thứ hai hợp lí nhất có lẽ là đưa Iniesta đá tiền đạo cánh, đẩy Neymar lên đá cao nhất trên hàng công. Chiến thuật này đã từng được sử dụng nhiều lần và rất thành công dưới thời của Pep. Khi ấy, Xavi và Fabreagas ở dưới sẽ đóng vai trò “máy gõ nhịp” cho toàn bộ hệ thống Tiki-taka. Với khả năng di chuyển khéo léo, cộng thêm kĩ thuật cá nhân điêu luyện, tin rằng Iniesta sẽ là biện pháp chữa cháy không tồi cho Barca khi Messi nghỉ thi đấu.
Cuối cùng, ông Martino nên cầu Chúa để Messi chóng bình phục và lành lặn suốt thời gian còn lại của mùa giải. Bởi nói gì thì nói, vắng Messi thì phương án B hay C cũng đều làm giảm đi một nửa sức mạnh vốn có của đội chủ sân Nou Camp. Barca cần Messi chỉ đơn giản là thế !