Dùng kỹ năng phòng ngự để tạo ra chiến thắng cũng giá trị như dùng kỹ năng tấn công để thu về kết quả đó. Không thể có “chiến thắng thế này, chiến thắng thế kia” như cách mà Juergen Klopp chỉ trích Diego Simeone.
Chúng ta có thể thấu hiểu được những cơn trào ngược axit từ dạ dày lên cuống họng của Klopp sau khi trận đấu giữa Liverpool và Atletico kết thúc. Ông ta thừa nhận mình là một kẻ thất bại đáng xấu hổ và chấp nhận thất bại này một cách “miễn cưỡng cam tâm”. Nhưng…
Dựa trên khẩu khí và ngôn từ của Klopp khi phát biểu sau thất bại 2-3, chúng ta cũng thấy rõ ràng rằng, ông ta không chấp nhận thất bại đó. Bây giờ, trong tâm trí của HLV này là những cơn sốc, sự thất vọng, cảm giác bất công cứ âm ỉ thiêu đốt tâm trí.
Bởi đội bóng của ông có 34 cú sút trúng mục tiêu cả thảy, trong khi đối thủ chỉ có 6 pha dứt điểm sau 120 phút; nhưng Liverpool lại bị hạ bệ và tống khỏi Champions League ở ngay vòng knock-out đầu tiên. Thật sự không xứng đáng với cách mà Nhà Vua bị thí.
Cũng còn một yếu tố khác đó là sự chế nhạo của Atletico và thế giới dành cho thày trò HLV Klopp, những người được cho là thường hợm hĩnh với thứ bóng đá đạo đức cao ngạo, tại một sân chơi đầy tham vọng. Hãy nghe Klopp nói để thấy được sự hợm hĩnh đó.
“Đây không phải là một kết quả đúng đắn. Tôi không hiểu tại sao Atletico lại chơi loại bóng đá này với chất lượng của những cầu thủ hiện có họ. Họ bố trí những hậu vệ đẳng cấp thế giới thành 2 hàng thủ 4 người, và kèm thêm 2 tiền đạo. Với Koke, Saul, và Llorente, họ hoàn toàn có thể chơi thứ bóng đá đẹp. Nhưng họ lại lùi sâu về phần sân nhà và chỉ rình rập cắn trộm bằng lối phản công”.
Đó là sự giải mã tâm sự thật của Klopp trong thực tế. Hơn 8 năm dưới thời Diego Simeone, Atletico Madrid đã phát triển, bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn cần thiết, một hệ thống chiến thuật không chỉ tạo nên bản sắc của CLB mà còn là động lực thúc đẩy kỷ nguyên thành công lớn nhất trong lịch sử.
Về cơ bản, Klopp cho rằng họ nên loại bỏ tất cả những điều này để đi theo thứ bóng đá cởi mở, đẹp mắt và sẽ giúp các đội như Liverpool dễ dàng đánh bại họ hơn rất nhiều. Thật là nực cười, vì mục đích của Klopp cuối cùng cũng chỉ là giành chiến thắng.
Thật vậy, sau này Klopp sẽ nói rằng, đối mặt với Atletico là điều khó khăn nhất là bởi ông ta bất lực trong việc tìm ra giải pháp. Lý do chính khiến Atletico chơi theo cách họ đã thực hiện trong trận đấu này là bởi vì họ đẩy đối thủ vào sở đoản và tuyệt lộ.
“Chúng tôi cố gắng khai thác những thiếu sót trong đối thủ. Đó là những gì chúng tôi làm. Và chúng tôi cố gắng để giành chiến thắng, với tất cả quyết tâm của chúng tôi”, Simeone nói.
Đây là lần đầu tiên sau 3 năm, Atletico ghi 3 bàn trong một vòng đấu ở Champions League. Liverpool sẽ phải chấp nhận thực tế rằng, điều này chủ yếu nhờ công lớn từ thủ môn Adrian của họ. Nhưng chưa đủ, chính sự nôn nóng, vội vã của Liverpool mới là nguyên nhân chính của màn sụp đổ.
Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý hơn và sâu rộng hơn: sự khinh miệt cơ bản mà Liverpool nói về các đội như Atletico, với ý tưởng rằng tấn công là thần thánh và để bảo vệ là bóng đá tấn công - hay chính xác hơn là tấn công dựa trên tỉ lệ sở hữu bóng - bằng cách nào đó tinh khiết hơn, ấn tượng hơn, đẹp hơn, thậm chí có thể đạo đức hơn.
Theo một nghĩa nào đó thì đây là một cuộc tranh luận lâu đời như chính bóng đá: đó là màn cạnh tranh thể thao, trong đó mục đích duy nhất là ghi nhiều bàn thắng hơn đối thủ? Và đến mức độ nào thì bóng đá là một thứ nghệ thuật hay một trò giải trí, và liệu có cần phần phải sao chép từ một phong cách, triết lý đẹp hay không?
Michael Owen đánh giá: “Tôi không thể nghĩ rằng một HLV thiên tài không nhất thiết phải chộp lấy mọi thứ để bảo vệ đội bóng của mình. Thiên tài là những gì Pep Guardiola làm. Thiên tài là những gì Juergen Klopp làm. Vô số người đàn ông đằng sau quả bóng? Và những cầu thủ tuyệt vời, tại đó? Tôi tôn trọng điều đó, nhưng tôi không nghĩ rằng Diego mà một thiên tài”.
Có lẽ, với xuất thân là một tiền đạo, Owen không quá quen thuộc với các cơ chế tổ chức phòng thủ. Nhưng sự hào nhoáng trên màn hình thể hiện một giả định rộng hơn: rằng tổ chức phòng thủ về cơ bản là dễ dàng, hoặc ít nhất là một hình thức lao động không có kỹ năng.
Những cầu thủ đã thi đấu dưới thời Simeone kể một câu chuyện khác: về sự tập trung không ngừng vào chiến thuật và định vị và giao diện giữa chuyển động và không gian, về vai trò khích lệ tinh thần của HLV Simeone - vốn thường bị đánh giá thấp - trong việc rèn giũa ý thức tập thể và ngăn chặn sự mất tập trung.
Điều này có thể hoặc không thể phù hợp với định nghĩa chính xác của bạn về thiên tài. Nhưng để phủ nhận sức nặng của trí tuệ đằng sau nó, quả là những kẻ thiếu hiểu biết và/hoặc hợm hĩnh. Triết lý của Siemone có xấu không? Có phải là vô đạo đức? Có phải là phản bóng đá?
Bản thân Simeone chắc chắn không phải là một vị thánh với tư cách là một HLV, và thường thì những xảo thuật của ông được dệt thành một câu chuyện rộng lớn hơn về nghệ thuật bóng tối và sự độc ác.
Với thứ bóng đá “ít ghi bàn”, có lẽ không thể tránh khỏi lối chơi bóng đá phòng thủ với hàng rào dày đặc những kẻ cả phá. Nhưng bóng đá thực sự là gì? Từ khi nào bóng đá hoàn toàn chỉ là tấn công? Từ khi nào bàn thắng và trò rê bóng trở thành thứ giá trị duy nhất?
Mối quan hệ giữa hình thức và chức năng, vẻ đẹp và mục đích, đã được các nhà tư tưởng chiêm nghiệm kể từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Chức năng thô sơ của những gì Atletico của Simeone làm là phá lối chơi của Liverpool, nhưng nó cũng là một vẻ đẹp: sự phối hợp nhuần nhuyễn của toàn đội, sự phục tùng của cá nhân trước ý chí tập thể, sự kiên cường của kẻ yếu trong thời đại Siêu CLB.
Vậy đấy không phải là bóng đá, nghệ thuật chiến thắng thì là gì?