Đã qua 2 kì World Cup, giấc mơ cúp vàng với người Brasil vẫn chỉ là một cái gì đó xa vời. Mất danh hiệu đã đành, họ còn mất luôn vị thế trong lòng người hâm mộ quê nhà. “Tấn công thực dụng”, “những ngọn gió độc”… đấy là những từ được dùng để nói về Brasil của Dunga năm 2010. Hóa ra, khi người ta thất bại, những mĩ từ kia lại chính là một sự sỉ nhục. Một sự sỉ nhục ghê gớm với một đất nước được mặc định với lối chơi tấn công quyến rũ. Giờ thì cờ lại vào tay của Scolari, liệu ông có thể cứu rỗi bóng đá Brasil ?
TIP BONG DA UY TÍN CHẤT LƯỢNG SỐ 1 VIỆT NAM http://tipbongda.tipkeo.com
Từ sự ngẫu hứng
Năm 2010, Brasil mang đến đất Nam Phi rất nhiều những hảo thủ. Chỉ có điều, trong số ấy, chẳng có ai là sát thủ trên hàng công. Cái tên lĩnh ấn tiên phong năm đấy là Fabiano – một tiền đạo được châu Âu hóa triệt để. Lạ lùng thay, với Fabiano, một Brasil vốn nổi tiếng chơi bóng ngẫu hứng, nay lại chuyển hẳn sang lật cánh đánh đầu. Hoặc dựa vào khả năng độc lập tác chiến của một tiền đạo hiện đại để ghi bàn. Tất nhiên, thi đấu cùng một tập thể kĩ thuật thượng thừa như Kaka, Robinho, Fabiano bỗng chốc quá lạc lõng. Thất bại của bóng đá Brasil 3 năm về trước là sự thất bại của việc đi tìm sự đổi mới trong tư duy bóng đá.
Scolari và sự cứu rỗi bóng đá Brasil. Ảnh: Internet |
Thiết nghĩ, người Brasil chẳng cần thiết phải tư duy bóng đá. Với những đứa trẻ lớn lên nhờ bóng đá đường phố, “kĩ thuật, tấn công và ghi bàn” là những từ đã ăn sâu vào máu của chúng. Áp dụng lối chơi thực dụng là một điều khó khăn vô cùng và dường như không thể. Nhìn những Alves, Marcelo tuy mang danh là một hậu vệ song cũng hùng hục lao lên phía trước là ta đủ hiểu triết lí tấn công của bóng đá đường phố chi phối họ dữ dội đến thế nào.
Thực ra, Brasil chưa bao giờ thiếu sự ngẫu hứng – điều làm say đắm không biết bao nhiêu trái tim của người hâm mộ bóng đá đẹp. Nhưng, cái họ thiếu là tìm ra một tiền đạo thực sự biết hòa nhịp cùng đồng đội. Năm 1994 họ có Romario, năm 2002 họ có người ngoài hành tinh Ronaldo. Năm nay, với một cầu thủ biết “nhảy nhót” như Neymar, anh sẽ niềm cảm hứng cho đồng đội và khiến Brasil trở lại là “những vũ công Samba” đúng nghĩa?
Đến cái duyên của người thầy
Đương nhiên, nói đến thành công của một đội bóng, không thể bỏ qua vai trò của người huấn luyện viên trưởng. A.Parreira và C.Dunga, họ đến và ra đi mà không đem lại cho Brasil thêm một chiếc cúp vàng. Chưa hẳn những con người ấy kém tài. Chỉ đơn giản là triết lí của họ không phù hợp.
Tháng 11/2012, liên đoàn bóng đá Brasil thêm một lần nữa bén duyên với ông Scolari. Điều này đồng nghĩa, họ quyết tâm đạt cúp vàng ngay tại quê nhà. Người hâm mộ xứ sở Samba chắc chẳng còn lạ lẫm gì với vị thuyền trưởng này. Cùng với Ronaldo, Cafu, Carlos, Rivaldo…năm 2002, Scolari đã dẫn dắt một Brasil đang vật lộn với vòng loại World Cup khu vực Nam Mỹ, đến với chức vô địch thế giới.
Không thành công cho lắm khi làm việc ở cấp độ câu lạc bộ, song nếu phải tìm một người hiểu rõ bóng đá Brasil nhất thì có ai ngoài Scolari. Thời gian làm việc tại Brasil có thâm niên, một triết lí tấn công bất di bất dịch, luôn để ngỏ khả năng khoác áo đội tuyển cho tất cả mọi cầu thủ, rõ ràng chưa biết Scolari có vô địch World Cup hay không, nhưng xem ra ông đã vô địch trong lòng các cầu thủ và các cổ động viên yêu cái đẹp trên toàn thế giới.