Khác hoàn toàn với hình ảnh của đội tuyển bóng đá nam, mặc dù chưa nhập cuộc, nhưng ngôi vô địch ở giải tiền SEA Games cùng trận giao hữu thắng 11-0 trước tuyển Lào ngay trên đất Myanmar đã cho thấy sức mạnh của bóng đá nữ Việt Nam.
TIP BONG DA UY TÍN CHẤT LƯỢNG SỐ 1 VIỆT NAM http://tipbongda.tipkeo.com
Từng 4 lần vô địch SEA Games và đang có cơ hội rất lớn để tham dự Vòng chung kết World Cup 2015, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam bước vào SEA Games 27 với mục tiêu là tấm HCV. Đó sẽ là động lực cũng như sự thử thách đối với bóng đá nữ Việt Nam. Sau lứa thế hệ tài năng như Kim Hồng, Minh Nguyệt, Kim Chi, Đào Thị Miện, Ngọc Châm…, đội tuyển lại bắt đầu với những tài năng mới. Những gương mặt trẻ của lứa U.19 được đôn lên đội 1 như Tuyết Dung, Nguyễn Thị Liễu, Bùi Thị Như, Huỳnh Như, Thanh Hương… sẽ là niềm hy vọng mới cho đất nước.
Vì thế, một chiếc HCV SEA Games đối với các cô gái của chúng ta bây giờ là chuyện vừa dễ lại vừa khó. Dễ là bởi vì nó hoàn toàn nằm trong khả năng của các học trò HLV Trần Vân Phát, nhưng khó khi sự kỳ vọng của người hâm mộ là cực lớn và việc giành HCV SEA Games được xem là lẽ đương nhiên. Điều đó vô tình khiến các nữ tuyển thủ trẻ sẽ phải sống dưới một áp lực vô hình.
Trong khi HCV SEA Games vẫn là cái gì đó hết sức xa vời với các đồng nghiệp nam, thì bóng đá nữ đã từng nhiều lần đứng trên đỉnh vinh quang. Nói một cách không ngoa thì Việt Nam đang đứng đầu bóng đá nữ Đông Nam Á.
Mục tiêu là tấm HCV nhưng xa hơn đó là cơ hội để đến với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup. Thế nhưng, sự quan tâm cũng như đầu tư của Liên đoàn cho các cô gái thì vẫn vô cùng èo uột.
Đội tuyển bóng đá nữ sang Myanmar bằng máy bay thương mại, phải di chuyển lòng vòng hơn 16 giờ đồng hồ. Trong khi đó, đội tuyển nam U.23 Việt Nam chỉ mất có 2 giờ để đặt chân lên đất Myanmar. Sự hy sinh của các cô gái Việt không chỉ ở SEA Games lần này mà trong tất cả các giải đấu mà họ tham dự. Phải chăng chiếc HCV SEA Games là thứ quá dễ để giành được, nên chúng ta không còn coi trọng nó. Hay mục tiêu của bóng đá nữ lúc này không còn lẩn quẩn trong cái “ao làng” Đông Nam Á?