Không phải ngẫu nhiên mà tôi đặt cho tựa đề bài viết của mình là như vậy. Ngay từ những bài viết trước tôi đã nhận định rằng U19 Việt Nam đang là một sản phẩm của giới truyền thông và khi mà bước vào giải đấu chính thức đầu tiên kể từ khi trình làng thì các em đã bị "cóng" trước sức ép khủng khiếp mà giới truyền thông mang lại. Ở đất nước hình chữ S này nền bóng đá của Việt Nam đang xếp thứ 158 thế giới nhưng luôn có những chuyên gia bóng đá tự nhận mình là bậc thầy.
Các anh hùng bàn phím
Nhan nhản ở trên mạng sau các trận thua của U19 Việt Nam là các lời trách móc và các lời "chỉ bảo" của các chuyên gia cộng động mạng muốn gửi gắm đến ông "Giôm". Họ phân tích chiến thuật, họ chỉ cách để huấn luyện viên thay người mặc dù chỉ viết lên đó cho nó có chứ ông Giôm cả đời cũng chả biết. Họ lên tiếng chê bai về cách cầm quân của người được cử từ trời Âu qua của học viện bóng đá toàn cầu Arsenal cử qua. Những điều đó chứng tỏ một điều các chuyên gia bóng đá của cộng đồng mạng là những người giàu đầu óc và trí tưởng tượng rất tốt.
Các phóng viên nhà báo
U19 Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông cũng như người hâm mộ trong thời gian gần đây, Ảnh internet |
Trước trận đấu họ đưa ra 5 lý do để U19 Việt Nam chiến thắng một đội X nào đó và phân tích cách đánh như thế nào, chiến thuật phải như thế nào để đánh bại đội bóng X. Rồi sau trận đấu họ lại giật một cái tít vô hồn và hồn nhiên 5 lý do khiến U19 thất bại. Họ tự lên luôn một bài viết để chỉ dạy các đấu pháp cho huấn luyện viên sử dụng trong trận đấu và như là một lời chỉ bảo khéo đến huấn luyện viên. Nên nhớ rằng các bạn phóng viên nhà báo có thể sau trận đấu giật một tít mới với lý do xyz nào đó nhưng với huấn luyện viên là không thể. Bởi vì khi một trận đấu kết thúc thì kết quả đã an bài và không thể cứu vãn.
Các "chuyên gia" thứ thiệt
Đó là các huấn luyện viên đã có bằng cấp của AFC và thậm chí một số người chưa có bằng cấp của AFC vẫn tuyên bố nhan nhản trên mạng cách làm sao để U19 chiến thắng. Họ giỏi thực sự thì đã là một trong số huấn luyện viên của các cấp độ đội tuyển quốc gia chứ không phải ngồi ở nhà trả lời báo chí kiếm tiền nhuận bút. Nực cười thay một số người mặc dù đã là huấn luyện viên từng đưa đội nào đó vô địch nhưng vẫn chưa có nỗi bằng cấp của AFC và Fifa để đường hoàng ngồi vào ghế huấn luyện viên mà phải dùng một chức danh khác lấp liếm đi cái yếu của mình.
Tôi công nhận rằng kinh nghiệm thực tiễn và bằng cấp thực tiễn ngoài đời chính là con đường thành công nhất nhưng chỉ mỗi thực hành thôi mà lý thuyết không là không đủ. Thế nên mong rằng các chuyên gia hãy suy nghĩ lại cái lời nói của mình trước giới truyền thông. Bởi điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến cả nền bóng đá chứ không riêng gì U19.
Kết luận lại một điều mà tôi luôn thắc mắc đó là với một đất nước có hơn 90 triệu dân và nền bóng đá có quá nhiều "chuyên gia" hàng đầu thế giới như thế mà tại sao nền bóng đá của nước mình vẫn xếp trên hạng 100 của thế giới và chưa một lần được vô địch châu Á chứ đừng nói đến World Cup. Ngẫm lại mới thấy câu "Nói thì ai chả nói được, làm được hãy không mới là quan trọng". Hãy nhìn những gì bầu Đức đã làm và không hề nói và hãy để U19 đúng với tuổi chớm lớn, hồn nhiên,phát triển đúng tự nhiên và đừng bắt các em phải làm hài lòng các chuyên gia, bóng đá Việt Nam sẽ thành công.